29/09/2022

Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Thủ Đô

Đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Thủ Đô

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trên địa bàn, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đánh giá công tác lập quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chậm tiến độ so với yêu cầu Chính phủ. Nguyên nhân chủ quan được xác định do UBND thành phố trong các năm 2018, 2019 còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt; công tác tham mưu giai đoạn đầu triển khai có lúc, có việc chưa kịp thời, quyết liệt...

Thời gian qua, Hà Nội đã lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật Quy hoạch nghiêm túc, đồng bộ, với cách làm thận trọng

Công tác lập quy hoạch đang chậm tiến độ

Theo đánh giá của Đoàn giám sát Thường trực HĐND thành phố, kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trên địa bàn Thủ đô từ ngày 1.1.2019, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố đã quan tâm lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện Luật Quy hoạch nghiêm túc, đồng bộ, với cách làm thận trọng; việc lập, trình thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô bảo đảm đúng quy trình quy định, phù hợp với đặc thù thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững với tầm nhìn quy hoạch dài hạn.

Đáng chú ý, HĐND thành phố đã kịp thời ban hành các nghị quyết như: Việc lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng chương trình phát triển đô thị... Quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, UBND thành phố và các sở, ban, ngành đã thường xuyên rà soát, tổng hợp đầy đủ, cụ thể những vướng mắc của các quy định pháp luật để đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương xem xét, tháo gỡ. Qua đó, nhiều vướng mắc, khó khăn được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời.

Nhờ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác lập Nhiệm vụ Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Dự kiến trong tháng 1.2022 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch theo quy định; quý IV.2022 hoặc quý I.2023 hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 theo Nghị quyết số 119/NQ-CP (ngày 27.9.2021) về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 của Chính phủ.

Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, một số quy định trong Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành của các bộ, ban, ngành còn mâu thuẫn, chưa thống nhất, gây khó khăn trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, do các chính sách, pháp luật thay đổi nhiều lần, qua từng giai đoạn, có nhiều chồng chéo, bất cập... dẫn tới tình trạng nhiều nội dung, tính chất, hình thức quy hoạch, tỷ lệ quy hoạch, cấp độ quy hoạch phải điều chỉnh, gây khó khăn nhất định đối với việc theo kịp những thay đổi trong các quy định pháp luật nêu trên... "Công tác lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đến nay còn chậm tiến độ so với yêu cầu Chính phủ", Thường trực HĐND thành phố chỉ rõ.

Hạn chế điều chỉnh trong quy hoạch, lập dự án đầu tư

Qua giám sát và làm việc thực tế tại các đơn vị, Thường trực HĐND thành phố đánh giá nguyên nhân khách quan dẫn tới việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch Thủ đô chưa đạt được mục tiêu đặt ra một phần do việc ban hành văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn có nội dung chưa có sự đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Quy hoạch, dẫn đến khó khăn trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch. Mặt khác, việc tổ chức lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 là một nhiệm vụ hoàn toàn mới, phức tạp, cần có sự phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực nên trong tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc, thậm chí là phải "vừa làm vừa rút kinh nghiệm".

Về nguyên nhân chủ quan, Đoàn giám sát đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của UBND thành phố trong các năm 2018, 2019 còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt dẫn tới chậm tiến độ so với yêu cầu của Chính phủ. Đáng chú ý, công tác tham mưu của Sở Kế hoạch - Đầu tư (cơ quan được giao nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô) giai đoạn đầu triển khai thực hiện Luật có lúc, có việc chưa kịp thời, quyết liệt, còn lúng túng khi đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Công tác phối hợp của các sở, ngành với UBND các quận, huyện, thị còn chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ, nhất là việc hướng dẫn, phối hợp rà soát, đánh giá các quy hoạch, xây dựng các phương án phát triển ngành, lĩnh vực...

Để hoàn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, Thường trực HĐND thành phố đề nghị: Quốc hội chỉ đạo xem xét, rà soát hoàn chỉnh nội dung Luật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch để thống nhất đồng bộ, tránh sự chồng chéo. Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo, ban hành một số quy định để triển khai thực hiện một số điều của Luật Quy hoạch, trong đó nghiên cứu tháo gỡ những vướng mắc trong các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng.

Về phía UBND thành phố, cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô. Việc lập, thẩm định phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dụng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần gắn với việc xây dựng Chương trình phát triển đô thị, tổng kết sửa đổi Luật Thủ đô... "Thành phố cần quan tâm nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch và dự báo sát với yêu cầu thực tiễn, trong đó hạn chế việc phải điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, lập dự án đầu tư", Thường trực HĐND thành phố nhấn mạnh yêu cầu.

binh-luan

Hello World! https://wtuwhr.com?hs=163f11cb934fd424254b21600298b9ac&

22/11/2022

p4b122

Bình luận của bạn
Liên hệ qua Zalo